- Cốp pha là gì?
Cốp pha hay còn được gọi với nhiều tên là “Cốt Pha”, “Coppha”… Là 1 từ tiếng Pháp : COFFRAGE dùng để chỉ 1 dạng khuôn đúc bê tông.
“Khuôn đúc bê tông” Cốp pha này có chức năng định hình dạng bê tông tươi trong thời gian bê tông tươi đông đặc thành khối đủ cường độ theo mục đích sử dụng. Vì Khối bê tông đủ khả năng chịu lực sẽ tạo nên sự bền vững cho công trình nên Coppha có vai trò rất quan trọng trong thi công xây dựng.
Coppha có thể được tạo ra từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, ngày xưa là gỗ, tre,…ngày nay thì hợp kim thép, nhôm, tole, composite…
Hình ảnh cop pha cầu thang
- Cấu tạo, chức năng của cốp pha
Cốp pha bao gồm 3 thành phần chính: Ván mặt, sườn cứng và các liên kết
- Ván mặt: phần này trực tiếp tiếp xúc với bê tông, là thành phần quan trọng định hình bê tông, và làm đẹp mặt bê tông. Nếu ván mặt có bề mặt xấu xí, sau khi tháo cốp pha mặt bê tông cũng sẽ xấu xí
- Sườn cứng: là phần chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống
Hình ảnh các thanh đà ngang và cột chống chống đỡ chịu lực cho Coppha sàn
- Các liên kết: có tác dụng liên kết các tấm cốp pha, đảm bảo cốp pha bền chặt
Hình ảnh các công nhân đang đóng coppha ván gỗ bằng đinh
Hình ảnh các công nhân đang lắp dựng Coppha Thep
Yêu cầu chất lượng của cốp pha:
- Dù cho được tạo nên từ vật liệu gì thì yêu cầu bắt buộc Coppha phải chịu được tải trọng của Betông tươi, không được biến dạng trong quá trình làm việc.
- Cốp pha phải đc đóng/ lắp ráp, tạo ra khối cấu kiện bê tông đúng với kích thước được thiết kế
- Cáp vị trí liên kết giữa 2 ván khuôn phải đc đóng khít, ko có khe hở tránh bỏ lọt bê tông gây lãng phí.
- Bên cạnh việc đóng chắc chắn, Coppha còn phải dễ tháo gỡ nhằm phục vụ công tác tháo cốp pha sau này
III. Lắp dựng cốp pha:
- Thi công cốp pha móng cột:
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp đặt sau khi lắp dựng cốt thép.
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn, tránh tình trạng bị lệch.
- Sau đó, ghép vào khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, tính luôn vị trí đóng các nẹp gỗ.
- Đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
- Cuối cùng cố định ván khuôn bằng thanh chống cọc cừ.
Hình ảnh coppha móng được xây bằng gạch
- Kỹ thuật thi công cốp pha cột:
- Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm, tạo dưỡng dựng ván khuôn.
- Đặt sẵn các thép chờ lên sàn nhà để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng để có kích thước bằng kích thước của mặt cột.
- Sau đó ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (chất liệu gỗ hoặc thép ), khoảng cách các gông tầm 50 cm .
- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền rồi ghim khung cố định chân cột.
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến mảng phía ngoài, đóng đinh liên kết.
- Lắp gông và nêm chặt, sử dụng dọi để kiểm tra độ thẳng và cứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống là hoàn thiện.
- c. Kỹ thuật thi công cốp pha dầm.
- Trước tiên cần xác định tim dầm, rải ván lót để đặt chân cột.
- Thứ hai, đặt cây chống có hình dáng chữ T, sát cột, cố định 2 cột chống.
- Tiếp theo, đừng quên đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm của ván khuôn.
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống, rồi cố định 2 đầu bằng các giằng.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh với đáy dầm, cố định mép trên.
- Cuối cùng, kiểm tra tim dầm và chỉnh độ cao của đáy dầm đúng bản thiết kế.