QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN

 

  1. Nguyên nhân gây thấm:

Có nhiều nguyên nhân gây thấm sàn, sau đây là những nguyên nhân phổ biến thường gặp:

  • Do đường ống cấp thoát nước bị tắc, xuống cấp hoặc thi công kém, dẫn đến rò rỉ nước gây thấm sàn (hay gặp ở sàn WC, sàn Ban công).
  • Do sàn thi công kém, tạo nên các vùng đọng nước, lâu ngày gây thấm (hay gặp ở sàn mái và sàn sân thượng).Do trên sàn có vết nứt nhưng ko đc xử lý kỹ dẫn đến thấm từ vị trí nứt.
  • Do nhà được xây dựng trên vị trí sát mạch nước ngầm, lâu ngày nước từ dưới đất ngấm lên gây thấm cả tường lẫn sàn tại vị trí chân tường.

Do sàn ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với mua gió thường xuyên (sàn sân thượng, sàn ban công) qua 1 thời gian sử dụng, lớp chống thấm đã xuống cấp

 

 

 

Hình ảnh vết thấm dột trên trần nhà

 

  1. Phương pháp chống thấm:

Sàn nhà vệ sinh: Là khu vực có diện tích nhỏ và có nhiều đường ống, yêu cầu   phải lựa chọn các phương pháp chống thấm dễ thi công.

  • Bước 1: dỡ nền gạch nhà vệ sinh ra hết
  • Bước 2: cạo sạch các lớp vữa chống thấm cũ và vệ sinh khu vực sau khi cạo
  • Bước 3: Ta sử dụng vật liệu chống ngấm thấm dễ thi công, có độ đàn hồi tốt, ở dạng lỏng hay dạng keo dễ dàng kết tinh thể  như sikatop seal 107, smartflex, … Ngoài ra trong công đoạn này, ta có thể tăng khả năng chống chịu và độ bền cho các vật liệu trên bằng việc gia cố sàn với một lớp polyester.
  • Bước 4: Ta quét vữa và ốp gạch, xong kiểm tra thấm

 

            Sàn tầng/Mái/Sân thượng/Ban công :

  • Bước 1: dỡ nền gạch (nếu có) khu vực cần chống thấm
  • Bước 2: cạo sạch các lớp vữa, chống thấm cũ ở khu vực cần chống thấm và vệ sinh thật sạch sẽ.
  • Bước 3: Ở bước này ta có nhiều cách chống thấm: Mỗi cách có giá tiền, ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ nhà

Cách 1: chống thấm sàn mái bằng màng bitum khò nóng. (Chống ngấm thấm bitum khò nóng là màng chống ngấm thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống ngấm thấm cao.)

  1. Trám vá những điểm lồi lõm, nứt việc làm này ko những làm phẳng lại mặt bằng chống nước đọng mà còn giúp màng bitum ko rách
  2. Quet lớp lót tạo dính (bitum dạng lỏng). quét đều lên khu vực chống thấm, chờ khoảng 5 giời cho khô ráo rồi ta tiến hành dán màng bitum

Dán mang bitum: Kiểm tra kĩ lớp màng trước khi dán nên nhớ mặt khò nhiệt phải được hướng xuống dưới để khi khò nhiệt nó sẽ bám chặt vào lớp sơn phủ trước. Sau đó, trải lớp màng lên vị trí cần chống ngấm thấm. Sử dụng đèn khò gas làm nóng vị trí đã trải màng bitum cho đến khi bề mặt khò bên dưới lớp màng nóng chảy ra chỗ bị vị trí sơn lót. Lướt ngọn lửa qua lại đều đặn để phân bố nhiệt cho đồng đều. Sau khi đã dán phần màng cố định lên sàn mái sử dụng một con lăn lăn đều và nhanh tạo một lực ép khiến chỗ màng bị khò sẽ phẳng sau khi hoàn thành, tránh việc bị đọng bọt khí.

 

 

 

Hình ảnh chống thấm mái bằng Bitum khò nóng

 

 

Cách 2: Thi công chống thấm sàn mái bằng màng tự dính. Màng chống ngấm thấm tự dính hay còn gọi là màng chống ngấm thấm tự dính bitum. Đây là một phương pháp chống ngấm thấm cho sàn mái đơn giản, tiết kiệm hơn nhưng xét về độ hiệu quả thì không cao bằng so với màng bitum khò nhiệt.

  1. Trám vá những điểm lồi lõm, nứt việc làm này ko những làm phẳng lại mặt bằng chống nước đọng mà còn giúp màng bitum ko rách
  2. Quet lớp lót tạo dính (bitum dạng lỏng). quét đều lên khu vực chống thấm, chờ khoảng 5 giời cho khô ráo rồi ta tiến hành dán màng bitum
  3. Tiếp đến trải lớp màn tự dính ra sàn mái, trải đều và độ chồng mí giữa 2 tấm là khoảng 50mm. Sau đó cắt bỏ những đoạn thừa.
  4. Ta sẽ lật mặt sau của tấm màng tự tính bóc bỏ lớp lót bảo vệ để và dán lớp keo xuống bề mặt sàn. Dán sao cho không bị hở và cẩn thận làm rách màng trong lúc thi công. Sau khi hoàn thành quá trình dán màng, tiến hành cán vữa bảo về phủ lên lớp màng để bảo vệ tuyệt đối lớp màng

Ưu điểm biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng tự dính :

  • Khô nhanh không tốn thời gian đợi, tiết kiệm được nguồn nhân công cũng như chi phí.
  • Lớp keo chuyên dụng có độ kết dính tốt khả năng chịu ẩm cũng khá cao.
  • Có thể thi công cả với những công trình mới hay công trình đang cải tạ0

 

 

 

 

Hình ảnh chống thấm mái bằng quét/phun Bitum

 

Cách 3: Thi công chống thấm sàn mái bằng Sika.Thi công chống thấm sàn mái bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng. Là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp trên. Có thể tự thi công tại nhà. Tuy nhiên, chất lượng và độ bền thì lại không đảm bảo.

  1. Mua vật liệu chống dột thấm gốc xi măng 2 thành phần.
  2. Pha hỗn hợp theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý, nên khuấy chậm để tránh tạo bột cho dung dịch. Quét hoặc phun dung dịch vừa pha lên sàn mái. Để đảm bảo bạn nên phun 2 lớp mỗi lớp dày khoảng 1,5mm

Hoàn thiện lớp chống thấm, chờ lớp chống thấm khô, kiểm tra thấm. Kết thúc hạng mục công việc chống thấm

Bài viết liên quan

Biện Pháp Thi Công Bể Bơi Đúng Quy Trình Tiêu Chuẩn

Để có một bể bơi an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt nhu cầu [...]

KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Công ty Nhà Đẹp Mới xin giới thiệu kĩ thuật thi công công trình chuẩn [...]

VẤN ĐỀ CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG

Để tránh hiện tượng thấm dột ẩm mốc khiến sân thượng nói riêng và cả [...]

QUY TRÌNH THI CÔNG ỐP GẠCH NỀN

Việc thi công gạch lát cho nền hay gạch ốp tường đều có những tiêu [...]

QUY TRÌNH LẮP DỰNG CỐP PHA

Cốp pha là gì? Cốp pha hay còn được gọi với nhiều tên là “Cốt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *