PHÂN BIỆT CÁC VẾT NỨT TƯỜNG
Vết nứt trên tường ngoài việc làm cho căn nhà trở nên mất thẩm mỹ, chúng còn gây cảm giác bất an lo lắng. Để khắc phục vết nứt, chúng ta cần tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó ta sẽ có giải pháp tốt nhất.
Ta chia nguyên nhân gây nứt tường ra làm 2 loại
+ Nứt do kết cấu
+ Nứt ko do kết cấu
- Nứt do kết cấu là gì?
Nứt do kết cấu là vết nứt xuất hiện do kết cấu chịu lực công trình bị yếu, xuất hiện những chuyển vị không đều (lún lệch). Các cấu kiện sẽ “ xé tường” của chúng ta ra, tạo thành những vết nứt lớn, ĐÂY LÀ LOẠI NỨT NGUY HIỂM, nó báo cho chúng ta biết nhà của chúng ta có kết cấu yếu, phải kiểm tra và có biện pháp gia cố kết cấu ngay.
- Dấu hiệu nhận biết
Các vết nứt không theo phương ngang, phương thẳng đứng mà thường là nứt theo đường xiên và thường xuất hiện phía trên đà lanh tô cửa đi, cửa sổ hoặc góc dưới cửa sổ.
- Nguyên nhân
Có thể có những nguyên nhân sau đây:
- Xây dựng theo kinh nghiệm, không có tính toán thiết kế
- Thiết kế sai
- Thi công sai so với thiết kế
- Biện pháp khắc phục
Để khắc phục triệt để ta nên bắt đầu từ việc gia cố kết cấu, sau khi kết cấu được đảm bảo ta mới tiến hành xây sửa tường. việc xây sửa tường sẽ giống sửa loại nứt tường ko do kết cấu sẽ được trình bày sau
- Biện pháp phòng ngừa
biện pháp phòng ngừa đơn giản chỉ là đảm bảo hệ kết cấu vững chắc cố định. Bắt đầu từ quá trình xây nhà. Bắt đầu từ
- Thiết kế: chọn đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.
- Thẩm tra thiết kế: thuê đơn vị thẩm tra độc lập để kiểm tra lại thiết kế
- Thi công: Chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp
- Giám sát: Thuê đơn vị tư vấn giám sát trong quá trình thi công công trình
- Nứt không do kết cấu.
Là vết nứt xuất hiện do bản thân cấu kiện tường xây bị lỗi.
- Dấu hiệu nhận biết:
Vết nứt không do kết cấu thường xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nứt theo đường thẳng theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng. Vết nứt thường xuất hiện ở vị trí tiếp giáp với cấu kiện khác như cột, đà, sàn. Thường chỉ nứt, rạn nhỏ trên bề mặt chứ ko nứt sâu rộng như nứt kết cấu
- Nguyên nhân:
Nứt tường không do kết cấu có thể do các nguyên nhân sau:
- Nứt do co ngót.
- Nứt do vật liệu: Do cát không sạch, do nước trộn vữa không đạt chất lượng (nước nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn).
- Do lỗi thi công: cấp phối vữa xây tô không đúng, hàm lượng xi măng quá nhiều, tỉ lệ nước/ xi măng cao cũng dễ gây nứt
- Nứt do ứng suất nhiệt: Thường xuất hiện đối với các cấu kiện làm việc trong môi trường có biên độ dao động nhiệt độ lớn
- Do tường bị giảm yếu: Vết nứt thường xuất hiện dọc theo các đường ống chôn âm tường như đường điện, đường cấp thoát nước, đường ống gas máy lạnh
- Bảo dưỡng tường sau khi xây, tô không được thực hiện nghiêm túc
- Biện pháp khắc phục:
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách khắc phục vết nứt không do kết cấu:
– Đối với vết nứt nhỏ, dùng keo silicon chuyên dụng: Kẻ theo đường nứt bề rộng khoảng 5mm (mở rộng miệng vết nứt) sau đó bắn silicon chuyên dụng rồi sơn lại.
– Đối với vết nứt lớn hơn: Đục lớp vữa tô dọc theo vết nứt, bề rộng khoảng 100mm – 200mm, sau đó đóng lưới tô tường, tô lại tường và sơn hoàn thiện
- Biện pháp phòng ngừa:
Ngừa bệnh bao giờ vũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó khi thi công xây tường, tô tường nên lưu ý các vấn đề sau:
- Chọn cát sạch để sử dụng, rửa cát, sàng cát trước khi sủ dụng
- Kiểm tra chất lượng nước
- Tuân thủ cấp phối vữa theo hướng dẫn sử dụng
- Kiểm soát tỉ lệ nước/ xi măng theo quy định kỹ thuật
- Bảo dưỡng tường sau khi xây, tô nghiêm túc
- Đóng lưới tô tường (lưới mắt cáo) trước khi tô dọc theo nhưng đường thường xuất hiện vết nứt. Đó là các điểm tiếp xúc tường – cột, tường – đà, tường – vách bê tông, tường – sàn, dọc theo ống chôn ngầm